Bất động sản 24h: Hệ lụy từ quy định tách thửa

1209
Những ngôi nhà hộp diêm – xây để chờ đập; Nhiều sai phạm, lãng phí trong các dự án BOT, BT; Đất dự án để cỏ mọc 10 năm, dân không có đất sản xuất… là những thông tin nổi bật trong 24h qua.
Hình minh họa 
Những ngôi nhà hộp diêm – xây để chờ đập
Để có thể tách thửa, làm sổ đỏ một cách hợp lệ cho các nền đất, các chủ đầu tư thường sử dụng chiêu thức xây dựng hàng loạt căn nhà tạm chỉ với 4 vách tường, lợp mái tôn, không điện nước và không người ở.
Tại dự án khu dân cư cao cấp Phát Đạt Riveside trên đường Bưng Ông Thoàn (quận 9), hàng chục nền đất đã được phân chia, hạ tầng làm khá hoàn thiện với đường đổ bê tông, đèn điện. Đặc biệt, trên mỗi lô đất đã được phân chia, có một dãy nhà được xây dựng. Những căn nhà này chỉ cao khoảng hơn 1m, xây vách tường, không tô sơn, mái được lợp tôn thấp lè tè.
đất dự án để cỏ mọc 10 năm, dân không có đất sản xuất
Dự án Nhà máy xi măng nằm trên diện tích 21 ha đất nông nghiệp nhưng chỉ để chăn bò từ hơn chục năm nay, trong khi người nông dân thì “ngồi chờ” đất sản xuất là thực trạng có thật đang xảy ra ở tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Trong khi người dân địa phương thì thiếu đất sản xuất. Ghi nhận tại khu vực dự án dang dở, nhiều công trình xây dựng kiên cố như khu nhà điều hành, nhà bảo vệ, hàng rào, hệ thống cấp thoát nước,…. do lâu ngày không được sử dụng nên đã xuống cấp trầm trọng.
Chuyển nhượng nhà ở xã hội: Hoang mang về thuế sử dụng đất
Chỉ còn khoảng 1 – 2 tháng nữa, trên địa bàn Hà Nội có khá nhiều nhà ở xã hội (NƠXH) đủ điều kiện được chuyển nhượng (mua – bán) theo quy định.
“Trong tòa nhà tôi, có hộ muốn bán nên đã nhận tiền đặt cọc, đợi tháng nữa cho đủ điều kiện 5 năm mới làm các thủ tục chính thức thì lại bị bên mua hủy vì chưa biết số tiền thuế sử dụng là bao nhiêu. Nghe nói lên đến gần trăm triệu nên họ bỏ của chạy lấy người.
Nhiều sai phạm, lãng phí trong các dự án BOT, BT
Ngoài các hạn chế sai sót trong quá trình đầu tư; công tác quản lý các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp đồng – xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) và các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn khác… còn bộc lộ nhiều nhược điểm, sai phạm, tùy tiện, lãng phí.
Chẳng hạn, vẫn chưa có tiêu chí rõ ràng để lựa chọn dự án được đầu tư theo hình thức BOT; hầu hết các dự án BOT áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư và chỉ định nhà thầu thi công mà không thực hiện đấu thầu theo quy định hiện hành. Việc xác định tổng mức đầu tư của dự án còn sai sót, xác định tổng vốn đầu tư của dự án bao gồm cả phần thuế giá trị gia tăng được Nhà nước hoàn lại, xác định lưu lượng phương tiện giao thông không phù hợp với thực tế.